Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

Tác giả Catthinhung 19/07/2024 51 phút đọc

Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

Cờ Shogi - một bí ẩn văn hóa cờ tướng Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên khắp thế giới. Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về trò chơi này hoặc muốn cải thiện kỹ năng chơi của mình, hãy cùng Covua.net.vn đi vào hướng dẫn cơ bản về cách chơi cờ Shogi Nhật Bản.

1.Giới thiệu về cờ Shogi

Shogi, được phát âm là "sho-gee," có nghĩa là "Tướng kỳ" hoặc "Cờ tướng" trong tiếng Nhật. Như cờ tướng Trung Hoa và cờ vua phương Tây, Shogi có nguồn gốc từ cờ Saturanga của Ấn Độ, một trò chơi cờ có từ thế kỷ thứ V. Shogi còn được gọi là cờ tướng Nhật Bản.

mua-co-shogi-kham-pha-van-hoa-doc-dao-cua-co-tuong-nhat-ban
Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

 

2. Bàn cờ và các quân cờ Shogi

a. Bàn cờ Shogi: Bàn cờ Shogi có hình vuông hoặc chữ nhật với kích thước 9 x 9 ô và thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa. Các ô trên bàn cờ không có màu sắc khác biệt như cờ vua.

b. Quân cờ Shogi: Các quân cờ Shogi có hình ngũ giác giống cái nêm và có kích thước bằng nhau. Mỗi người chơi ban đầu sẽ có 20 quân cờ với các tên và quy tắc di chuyển riêng biệt. Dưới đây là số lượng và tên của mỗi quân cờ:

  • Vua: 1 quân  
    Xe: 1 quân  
    Tượng: 1 quân  
    Tướng vàng: 2 quân  
    Tướng bạc: 2 quân  
    Mã: 2 quân  
    Hương xa: 2 quân  
    Tốt: 9 quân
  • Quân cờ Shogi có hai mặt. Mặt trên của quân cờ thường in tên bằng chữ Hán tự, trong khi mặt dưới có thể in 1-2 chữ Hán tự khác khi quân cờ được phong cấp.

Dưới đây là tên gọi các quân cờ và hình ảnh tương ứng:

Tên tiếng ViệtHình ảnh quân cờKanjiRōmajiHán - ViệtNghĩa đenKý hiệu viết tắtKý hiệu Betza
Vua35px-Shogi_osho%28svg%29  王将  ōshōVương TướngTướng (của) vuaV  ōK
Vua35px-Shogi_gyokusho%28svg%29  玉将  gyokushōNgọc TướngTướng ngọcV  gyokuK
Xe35px-Shogi_hisha%28svg%29  飛車  hishaPhi XaXe bayX  hiR
Xe phong cấp (Xe rồng/Long vương)35px-Shogi_ryuo%28svg%29  竜王  ryūōLong VươngXe rồng+X hoặc  ryūFR
Tượng35px-Shogi_kakugyo%28svg%29  角行  kakugyōGiác HànhĐi chéoTg  kakuB
Tượng phong cấp (Tượng rồng/Long mã)35px-Shogi_ryuma%28svg%29  竜馬  ryūma or ryūmeLong MãNgựa rồng+Tg  umaWB
Vàng (Tướng vàng)35px-Shogi_kinsho%28svg%29  金将  kinshōKim TướngTướng vàngVg  kinWfF
Bạc (Tướng bạc)35px-Shogi_ginsho%28svg%29  銀将  ginshōNgân TướngTướng bạcB  ginFfW
Bạc phong cấp35px-Shogi_narigin%28svg%29  成銀  nariginThành NgânBạc phong cấp+S(全)  WfF
35px-Shogi_keima  桂馬  keimaQuế MãNgựa quếM  keiffN
Mã phong cấp35px-Shogi_narikei%28svg%29  成桂  narikeiThành QuếQuế phong cấp+M(圭 hoặc 今)  WfF
Thương35px-Shogi_kyosha%28svg%29  香車  kyōshaHương XaXe hươngTh  kyōfR
Thương phong cấp35px-Shogi_narikyo%28svg%29  成香  narikyōThành HươngHương phong cấp+Th(杏 hoặc 仝)  WfF
Tốt35px-Shogi_fuhyo%28svg%29  歩兵  fuhyōBộ BinhLính đi bộT  fufW
Tốt phong cấp (Tokin)35px-Shogi_tokin%28svg%29  と金  tokinKimVàng+Tと ( hoặc 个)  toWfF

3. Thiết lập trò chơi ban đầu

  • Thời gian chuẩn bị : < 2 phút, ~10 phút đối với các ván đấu chuyên nghiệp
  • Ở thế khởi đầu, quân được bố trí ở 3 hàng dưới cùng của bàn cờ, hướng về phía đối phương (xem hình).
huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-3
  • Ở hàng dưới cùng:  
    Vua đặt ở giữa;  
    Hai quân Vàng đặt cạnh Vua;  
    Hai quân Bạc đặt cạnh Vàng;  
    Hai quân Mã đặt cạnh Bạc;  
    Hai quân Thương được đặt ở hai góc bàn cờ, cạnh hai Mã.  
    Như vậy hàng đầu tiên được xếp như sau:  
     Th      M      B      Vg      V      Vg      B      M      Th 
    Hoặc  
    香    桂    銀    金    玉    金    銀    桂    香  
  • Ở hàng thứ hai:  
    Quân Tượng ở tay trái người chơi, phía trên quân Mã trái;  
    Quân Xe ở tay phải người chơi, phía trên quân Mã phải.  
    Ở hàng thứ ba xếp 9 quân Tốt  

4. Cách đi quân cờ Shogi

Đa số quân cờ trong shogi chỉ có thể đi được đến những ô liền kề nó. Một số quân cờ có thể đi tầm xa khắp bàn cờ. Mã có thể nhảy qua đầu các quân khác.

Quân Vua: Vua có thể đi/ ăn quân 1 ô theo mọi hướng

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-4
Quân Vua: Vua có thể đi/ ăn quân 1 ô theo mọi hướng

Tướng Vàng: có thể đi được 1 ô về mọi hướng, trừ 2 nước đi chéo về sau ( tổng 6 cách đi). Không được phong cấp.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-5
Tướng Vàng: có thể đi được 1 ô về mọi hướng

Tướng bạc: đi 1 ô theo 4 đường chéo và 1 ô tiến về phía trước ( tổng 5 cách đi). Sau khi phong cấp: tướng bạc đi như Tướng vàng.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao
Tướng bạc: đi 1 ô theo 4 đường chéo và 1 ô tiến về phía trước

Tượng: có thể theo 4 đường chéo bao nhiêu ô tùy ý, miễn là không bị chặn quân. Sau khi phong cấp: có thể đi như Tượng hoặc như Vua.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-8
Tượng: có thể theo 4 đường chéo bao nhiêu ô tùy ý

Xe: có thể đi ngang hoặc dọc bao nhiêu ô tùy ý, miễn không bị chặn.  Sau khi phong cấp: có thể đi như Xe hoặc Vua.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-9
Xe: có thể đi ngang hoặc dọc bao nhiêu ô tùy ý

 

: đi như Mã trong cờ vua, tức là đi theo hình chữ L, nhưng chỉ đi tiến lên đằng trước như hình ( 2 cách đi) và có thể nhảy qua các quân khác. Khi đến hàng 8 hoặc 9, Mã sẽ được phong cấp. Sau khi Phong cấp: Mã đi như Tướng vàng.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-1
Mã: đi như Mã trong cờ vua, tức là đi theo hình chữ L

Hương xa: chỉ có thể đi theo chiều dọc, tiến lên phía trước. Sau khi phong cấp: Hương xa đi như Tướng vàng.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-2
Hương xa: chỉ có thể đi theo chiều dọc

Tốt: chỉ đi thẳng phía trước 1 ô. Sau khi phong cấp: Tốt đi như Tướng vàng.

huong-dan-chi-tiet-cach-choi-co-tuong-shogi-co-tuong-nhat-ban-doc-dao-anh-6
Tốt: chỉ đi thẳng phía trước 1 ô

5. Cách chơi cờ Shogi  

a. Bắt đầu: 

Mỗi bên người chơi được chia 20 quân cờ và được sắp xếp như hướng dẫn ở phần đặt quân cờ. Các quân cờ được lật mặt đen lên trên, hướng quân cờ về phía đối thủ.

Hai người chơi được gọi bằng 2 màu Đen và Trằng ( hay sente và gote).  Khái niệm này chỉ để phân biệt giữa 2 bên, không phải dùng để chỉ màu quân cờ.

Khởi đầu, quân Đen đi quân trước, sau đó đến bên Trắng và tuần tự xen kẽ như vậy đến hết ván chơi. Các quân cờ phải đi theo đúng luật quy định về cách đi của chúng.

Khi tiến hành ván chơi, bạn có thể tiến hành “ Đi quân”, “ Thả quân” “ Phong cấp” cho các quân cờ theo những quy định sau:

b. Luật ăn quân

Tương tư như cờ vua, các quân cờ Shogi có thể “ ăn quân” hay là loại các quân cờ của đối thủ ra khỏi trò chơi khi mà chúng di chuyển tới ô mà tại ô đó đang có quân của đối thủ. 

Lưu ý: vẫn phải di theo đúng luật đi của từng quân cờ.

main-2
Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

 

c. Luật thả quân

Trong shogi, các quân bị "bắt" theo đúng nghĩa đen, tức là quân bị bắt được giữ lại "trên tay" và có thể được đưa lại vào bàn cờ, trở thành quân của người đã bắt nó. Trong tiếng Nhật, quân trên tay được gọi là mochigoma ("quân cờ giữ lại") hoặc tegoma ("quân cờ trên tay"). 

Khi đến lượt, thay vì đi quân, kỳ thủ có thể đưa một quân bị bắt từ trước và đặt chúng (dưới dạng chưa phong cấp) ở bất kỳ ô nào còn trống. Quân được thả, kể từ đó, trở thành một quân của kỳ thủ đó. Hành động này gọi là thả quân. Một lần thả quân được tính là một nước đi độc lập.

Nước đi thả quân không được ăn quân của đối phương, và quân được thả không được phong cấp ngay nếu được thả trong vùng phong cấp. Tuy nhiên nó có thể ăn quân và được phong cấp như bình thường ở các nước đi kế tiếp.

Giới hạn: Có ba giới hạn sau đây cho việc thả quân, hai điều sau chỉ áp dụng cho quân Tốt.

  • Quân cờ không có nước đi hợp lệ (tiếng Nhật: ikidokorononaikoma): Không được phép thả Tốt, Thương và Mã ở hàng xa nhất (hàng 9) và không được thả Mã ở hàng áp chót (hàng 8) theo góc nhìn của người thả quân; bởi nếu thả như vậy, những quân này không có nước đi hợp lệ ở bất kỳ nước đi nào sau đó (do những quân này chỉ có thể đi tiến).  
  • Hai Tốt (tiếng Nhật: nifu): Không được thả Tốt trên cùng cột với một quân Tốt chưa phong cấp khác của cùng bên (không tính Tốt đã phong cấp).  
  • Thả Tốt chiếu hết (tiếng Nhật:uchifuzume): Không được thả Tốt để chiếu hết Vua ngay lập tức. (Luật này chỉ áp dụng với nước thả quân Tốt để chiếu hết − cụ thể, được phép thả quân không phải Tốt để chiếu hết ngay lập tức, được phép chiếu hết bằng quân Tốt đã có sẵn trên bàn cờ, và được phép thả Tốt để chiếu Vua miễn sao không tạo thành thế chiếu hết ngay lập tức).  

Hệ quả của điều 2 là nếu kỳ thủ có Tốt chưa phong cấp trên tất cả các cột sẽ không thể thả Tốt ở bất cứ đâu. Vì lý do này, các kỳ thủ thường thí 1 Tốt để rộng đường thả quân.

Quân bị bắt thường được đặt trên một chiếc bàn nhỏ bằng gỗ gọi là komadai, thường được đặt bên tay phải người chơi, mép dưới gióng thẳng hàng với mép dưới bàn cờ. Không được phép giấu hay che các quân cờ mình đã bắt được.

Đổi Tượng sớm ở đầu ván cờ là chiến thuật khá phổ biến do hai quân Tượng nằm đối diện nhau. Điều này khiến mỗi bên đều có một Tượng trên tay để thả về sau. Luật thả quân khiến shogi trở nên phức tạp biến hóa và giàu tính chiến thuật. Luật này cũng khiến cho không quân cờ nào bị loại hẳn ra khỏi ván cờ, do đó rất hiếm thấy những ván hòa cờ trong shogi.

Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo
Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

 

d. Luật phong cấp

Vùng phong cấp của một người chơi là 3 hàng cuối bàn cờ, tức là 3 hàng xếp quân của đối phương khi khởi đầu ván cờ. Vùng phong cấp thường được đánh dấu trên bàn cờ bằng 2 điểm sao. Khi đi quân, nếu một phần đường di chuyển của quân đó nằm trong vùng phong cấp (tức là nếu quân cờ di chuyển vào vùng phong cấp, ra khỏi vùng phong cấp hoặc bên trong vùng phong cấp; ngoại trừ khi quân cờ được thả vào vùng phong cấp – xem phần Thả quân), người chơi có quyền phong cấp quân cờ ở cuối nước đi này. Hành động phong cấp được thể hiện bằng việc lật ngược quân cờ, ngửa mặt phong cấp lên trên.

Thông thường phong cấp là không bắt buộc; tuy nhiên nếu Tốt hoặc Thương đi đến hàng cuối cùng, hoặc nếu Mã đi đến một trong hai hàng cuối cùng thì bắt buộc phải phong cấp (nếu không thì những quân này không thể di chuyển hợp lệ ở bất kỳ nước đi nào tiếp theo). Bạc không bao giờ bắt buộc phải phong cấp, và thường sẽ lợi hơn nếu giữ một Bạc không phong cấp (như vậy sẽ dễ rút lui một Bạc từ trại của đối phương hơn chẳng hạn, nếu Bạc đã phong cấp thì chỉ có 1 nước đi lùi và như vậy dễ bị cản lại hơn). Xe, Tượng và Tốt thường được phong cấp ngay khi có thể, do những quân này không bị mất nước đi ban đầu sau khi phong cấp

Phong cấp một quân sẽ làm thay đổi cách đi của quân đó. Cách đi của các quân cờ đã phong cấp như sau:

  • Bạc, Mã, Thương và Tốt sau khi phong cấp sẽ mất cách đi cũ và có cách đi của Vàng.  
  • Xe và Tượng giữ nguyên nước đi cũ và cộng thêm khả năng đi 1 ô theo mọi hướng (tức là thêm cách đi của Vua). 
  • Đối với Tượng rồng, điều này có nghĩa rằng bây giờ nó có thể di chuyển đến khắp bàn cờ.  
  • Vua và Vàng không phong cấp. Quân đã phong cấp rồi không thể phong cấp thêm.  
  • Khi bị bắt khỏi bàn cờ, quân cờ trở về trạng thái chưa phong cấp. Ngoại trừ trường hợp đó ra, quân phong cấp không thể trở về trạng thái cũ được nữa.

d. Chiếu và chiếu hết

Tương tự như cờ vua, khi người chơi đi một nước dọa bắt Vua đối phương ở nước đi tiếp theo, nước đi đó gọi là nước chiếu Vua và Vua đó đang bị chiếu. Đấu thủ có Vua bị chiếu phải thực hiện nước đi loại bỏ nước chiếu (nếu có thể). Các cách loại bỏ nước chiếu bao gồm chạy Vua khỏi đường chiếu, bắt quân đang chiếu, hoặc di chuyển/thả quân để chặn đường chiếu.

Nếu đối thủ không thể đi một nước cờ như trên thì nước chiếu được gọi là “ Chiếu hết” và người “ Chiếu hết” là người chiến thắng.

main-3
Hướng dẫn chi tiết cách chơi cờ tướng Shogi Cờ tướng Nhật Bản độc đáo

 

e. Kết thúc ván cờ Shogi  

Tổng hợp các tình huống kết thúc cờ Shogi:

Cách kết thúc ván cờTrạng thái
Chiếu hếtThua
Xin thuaThua
Nước đi phạm luậtThua
Lặp lại nước điHòa
Thế cờ bế tắcThông thường là hòa
Hết thời gianThua

Kết thúc thường gặp của các ván shogi là khi một bên chiếu hết được Vua của đối phương, sau đó bên thua cuộc phải chịu đầu hàng. Khác với cờ vua hay cờ tướng, hầu hết các ván đấu shogi đều kết thúc bằng chiếu hết, bởi lẽ không quân cờ nào bị loại hẳn ra khỏi bàn cờ, do đó gần như luôn có đủ quân cờ để tạo thành thế chiếu hết. 

Tuy nhiên có 3 cách kết thúc ván cờ khác như sau: lặp lại nước đi (sennichite), thế cờ bế tắc ( jishōgi), và nước đi phạm luật (hansokute). Hai trường hợp đầu tiên (lặp lại nước đi và thế cờ bế tắc) rất hiếm gặp. Trong các ván đấu chuyên nghiệp cũng hiếm khi có nước đi phạm luật, dẫu vậy điều này có thể không đúng với các ván đấu nghiệp dư (nhất là ở những người mới chơi).

Khác với cờ vua, trong shogi hai bên không được phép đề nghị hòa cờ.  
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có bước đầu tiên để bắt đầu bước vào thế giới thú vị của Shogi Cờ tướng Nhật Bản.

Mua nhanh cờ Shogi và những loại cờ tướng khác ở Đây.

Chúc các bạn có những giờ chơi vui vẻ và học được nhiều điều.

Tác giả Catthinhung Nhân viên
Bài viết trước Mua Cờ Shogi - Khám phá văn hóa độc đáo của cờ tướng Nhật Bản

Mua Cờ Shogi - Khám phá văn hóa độc đáo của cờ tướng Nhật Bản

Bài viết tiếp theo

8 lý do chính tại sao cờ vua lại quan trọng đối với học sinh

8 lý do chính tại sao cờ vua lại quan trọng đối với học sinh
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo