Cờ vây nam châm cao cấp I-GO chính hiệu UB
Kích thước 24x24cm
Độ tuổi: 3+
Quân cờ dính nam châm hút siêu chắc
Cờ Vây là một trong những bàn cờ chiến thuật cổ nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Cờ Vây đã được chơi ở phương Đông hàng ngàn năm nay. Tính riêng ở Nhật Bản hiện có 10 triệu người chơi Cờ Vây và 400 kỳ thủ chuyên nghiệp kiếm sống bằng cách dạy cờ hoặc tham gia các giải đấu với hàng triệu đô-la tiền thưởng.
Cờ vây là một trò chơi rất dễ học. Bạn có thể thành thạo luật chơi trong vài phút; tuy nhiên, bạn sẽ phải dành cả đời để có thể tìm hiểu độ sâu và sự tinh tế của môn cờ này.
Cờ Vây được tạo thành bởi những yếu tố rất đơn giản: đường thẳng và đường tròn, đen và trắng. Nhưng từ đó cấu thành những kiến trúc rất phức tạp và sâu sắc. Đó là một trò chơi trên diện rộng, không chỉ là những trận đánh nhỏ lẻ, mà là cả một cuộc chiến.
Nói chung, Cờ Vây nằm trong cùng một thể loại với một loạt cờ rất nổi tiếng ở phương Tây, Cờ Vua. Cả hai môn cờ đều đòi hỏi tư duy chiến lược cao cấp cộng với đòi hỏi sự nhuần nhuyễn về tư duy chiến thuật. Cả hai đều đầy thử thách và tài trí, là đam mê của hàng triệu người đủ mọi lứa tuổi trên khắp thế giới.
Nhưng điểm tương đồng chỉ dừng lại ở đó. Cờ Vây bắt đầu với bàn cờ trống, Cờ Vua bắt đầu với bàn cờ đầy đủ quân. Mục đích của Cờ Vây là vây được nhiều lãnh thổ hơn đối thủ, Cờ Vua là bắt được quân Vua của đối phương. Mỗi quân cờ trên bàn Cờ Vây có ý nghĩa như nhau, các quân Cờ Vua thì khác. Một ván Cờ Vây có thể chơi rất nhanh trên bàn nhỏ cỡ 7x7, hoặc nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên bàn cỡ chuẩn 19x19 đường. Cờ Vua phải chơi trên bàn cỡ chuẩn với 64 ô và 32 quân cờ.
Thông thường trong Cờ Vây các quân cờ đã đặt xuống sẽ nằm trên bàn cho tới cuối ván, để người chơi cờ phát triển từ đó các hình cờ đen trắng của riêng mình; còn cái đẹp của Cờ Vua qua rất nhanh và biến ảo trong từng nước di chuyển và bắt quân. Hơn thế nữa, luật chấp quân của Cờ Vây giúp cho người chơi khác nhau về trình độ có thể dễ dàng chơi cờ tương đương với nhau: người chơi yếu hơn sẽ có nhiều quân hơn khi bắt đầu. Còn luật chấp quân của Cờ Vua yêu cầu người chơi giỏi hơn phải bỏ một hoặc vài quân ra khỏi bàn, điều này đã bóp méo đi vẻ tự nhiên của trò chơi.
Trò chơi nào tốt hơn hay thú vị hơn tất nhiên là không thể nói. Cả hai trò chơi đều rất thú vị và sâu sắc. Có một chú ý rằng, các kỳ thủ Cờ Vây chuyên nghiệp cũng thường rất yêu thích và rất giỏi trong Cờ Tướng Nhật Bản (Shogi), và ngược lại, các kỳ thủ Cờ Tướng Nhật Bản cũng thường rất mạnh trong Cờ Vây. Có thể nói rằng, nếu bạn luyện tập các kỹ năng của mình, thì dù bạn yêu thích Cờ Vua, bạn cũng sẽ tìm thấy niềm yêu thích như vậy khi chơi Cờ Vây.
Có những kỳ thủ chơi Cờ Vây để kiếm sống. Thêm vào đó, những kỹ năng trong Cờ Vây còn có thể được vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Những châm ngôn của họ xuất hiện trong hầu hết các ván cờ: “Không bỏ hết trứng vào một giỏ”, “luôn giữ một đường để thoát thân”, “cẩn tắc vô áy náy”, “không đánh vào điểm mạnh của địch thủ” và “đừng cố đấm ăn xôi”.
Và dù rằng bạn coi Cờ Vây như một nghề để kiếm sống, một môn cờ khác Cờ Vua, một trò chơi yêu thích hay chỉ là một món để giải trí trong cuộc sống, nó cũng sẽ giúp cho bạn rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng giao tiếp xã hội của mình.
Cờ vây đẹp, nam châm hút rất chắc chắn. Ship nhanh, hàng rất oke cảm ơn shop!